Sunday, March 13, 2016

Người Trung Quốc và Hũ tương (P1)

Trích "The Ugly China Man"



Bài nói chuyện của Bách Dương tại Cao ốc Washington - Khổng Tử,
 New York ngày 16 tháng 8 năm 1981

[...] Hôm nay, ngài chủ tịch đặt cho tôi một đề mục là "Người Trung Quốc và hũ tương". Nếu đây là một hội thảo học thuật, thì trước tiên chúng ta phải làm rõ, người Trung Quốc là gì? Và hũ tương là gì? Tôi nghĩ tôi không cần nói lại vấn đề này nữa, bởi vì đây là việc vẽ rắn thêm chân. Ở đời thường có hiện tượng: sự việc mà ai ai cũng biết, nếu lại còn thêm cho nó môt cái định nghĩa, thì nội dung cũng như hình thức của sự việc sẽ trở nên mơ hồ...

Tôi còn nhớ một câu chuyện thế này, một người hỏi một vị cao tăng đắc đạo: "Nếu con ở hiện tại là do con ở kiếp trước chuyển sinh, vậy con có thể được biết kiếp trước con là người thế nào không?
Và nếu, kiếp sau lại là do kiếp này chuyển sinh, vậy có thể cho ocn biết kiếp sau con sẽ là người thế nào không?" (Đạo Phật cho rằng con người có sự luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác.) Vị cao tăng đắc đạo ấy đã trả lời anh ta bằng mấy câu: "Muốn biết nhân đời trước, xem đời này nhận chi; muốn biết quả đời sau, xem kiếp này làm gì!" Nếu như kiếp này anh sống vui vẻ hạnh đời, thì kiếp trước anh nhất định là một người chính trực, nhân hậu; còn nếu kiếp này anh hết lần này đến lần khác gặp phải tai ương, thì chứng tỏ kiếp trước nhất định anh đã làm điều ác. Câu chuyện này đem lại cho chúng ta những gợi mở to lớn....

Câu chuyện này khiến chúng ta liên tưởng đến nền văn hóa Trung Quốc. Quí vị ngồi đây dù mang quốc tịch nào, thì đại đa số cũng đều có huyết thống Trung Quốc, cái huyết thống ấy không một phương thức nào có thể thay đổi được. Không may là như vậy, và cũng may mắn là như vậy. Người Trung Quốc mà chúng ta nói đến là người Trung Quốc với nghĩa rộng, không chỉ riêng một khu vực đặc biệt nào, mà chỉ chung về huyết thống.

Người Trung Quốc trong vòng hai trăm năm trở lại đây luôn có một mong muốn mạnh mẽ, là cho dân tộc Trung Hoa trở thành dân tộc ưu tú nhất thế giới. Thế nhưng đã bao nhiêu năm nay, liên tục suy yếu và bị người nước ngoài kì thị, nguyên nhân là ở đâu? Tất nhiên chúng ta phải tự chịu trách nhiệm. Nhưng, nếu lần tìm từ góc độ văn hóa, tất sẽ nghĩ ngay đến câu chuyện tôi vừa nói khi nãy. Vì sao đến bây giờ, đất nước vẫn chưa lớn mạnh, nhân dân phải chịu nhều tai ương như vậy? Từ những người dân không quyền không thế cho đến những bậc có chức có quyền đều có chung phương hướng, có chung những nguyện vọng sâu sắc, và cả những nỗi buồn sâu sắc giống nhau.

Thầy giáo thường nói với chúng ta: "Niềm hy vọng của đất nước đặt trên vai các em!" Nhưng chúng ta bây giờ thế nào? Chúng ta lại nói với thế hệ thanh niên: "Các bạn là hy vọng của tương lai đất nước!" Cứ như thế đời này sang đời khác đẩy trách nhiệm xuống cho những người đi sau, đẩy xuống đến bao giờ? Đất nước gặp phải khổ nạn như vậy, ngoài việc chúng ta chưa làm tròn được trách nhiệm của mình, văn hóa truyền thống cũng khoác lên chúng ta những vỏ bọc vô cùng nặng nề, đó chính là cái gọi nhân đời trước, quả đời này.

Ở bào tàng Boston có trưng bày đôi giày bó chân từ thời ông bà chúng ta. Dựa vào kinh nghiệm từ chính bản thân, tôi biết những người phụ nữ tầm tuổi tôi khi nhỏ đều bó chân cả. Các bạn trẻ bây giờ nghe kể sẽ rất khó tưởng tượng nổi, vì sao trong nền văn hóa của chúng ta, lại có thể sản sinh ra một thứ tàn khốc đến vậy? Có tới một nửa số người Trung Quốc đã phải chịu sự bức hại đó, đem hai bàn chân của mình bó cho thành tàn phế, thậm chí gãy xương, thối da rữa thịt, không thể đi lại được. Thế mà trog lịch sử của chúng ta, hủ tục này đã kéo dài tới một ngàn năm. Nền văn hóa Trung Hoa, không ngờ lại có một mảng dã man đến vậy. Không một ai lên tiếng bảo làm thế là phản tự nhiên, là gây hại cho sức khỏe. Ngược lại, đại đa số đàn ông còn cho rằng bó chân nhỏ mới là đẹp.
Còn bức hại đối với đàn ông thì sao? Đó là hoạn quan. Theo những ghi chép trong sử sách, từ trước đời nhà Tống, phàm là những nhà có tiền, có quyền, đều có thể tự thiến hoạn nô bộc. Chuyện này kéo dài liên tục tới thế kỷ 11, tức là sau khi bắt đầu sang thời nhà Tống, thì mới bị cấm. Những sự việc đó chứng tỏ một điều rằng, trong văn hóa Trung Hoa có rất nhiều điều bất hợp lý. Hơn nữa, trong cả quá trình phát triển của lịch sử, những bất hợp lý này đã phát triển đến độ không thể khống chế nổi.

Nền văn hóa của bất kỳ một dân tộc nào cũng giống như dòng sông lớn cuồn cuộn chảy xuôi mãi không ngừng. Nhưng lâu dần, rất nhiều thứ rác rưởi bẩn thỉu trong dòng sông ấy, như cá chết, mèo chết, chuột chết,... bắt đầu chìm lắng xuống, khiến cho dòng nước không thể lưu động được nữa, mà trở thành một vũng nước chết tù đọng. Càng ngày càng chìm lắng nhiều bùn đất, càng ngày càng trở nên hôi thối, nó biến thành một hũ tương, một vũng lầy, bốc mùi thối khắm.

Nói đến hũ tương, có lẽ nhiều bạn trẻ không hiểu. Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, quê chúng tôi có rất nhiều thứ này. Tôi không biết chính xác nó được làm từ những nguyên liệu gì, nhưng gia vị làm món vịt quay mà quý vị ăn ở những quán ăn Trung Hoa chính là tương đấy. Nước tù không dễ lưu thông, lại thêm sự bay hơi của nước, khiến cho lớp lắng đọng càng dày thêm, nặng thêm. Văn hóc của chúng ta, cái gọi là "nhân đời trước" của chúng ta, chính là giống như vậy.

Trong văn hóa Trung Quốc, cái có thể đại diện rõ nhất cho đặc trưng này chính là "quan trường". Trước kia, mục đích đọc sách của giới trí thức là để làm quan. Cái "quan trường" không nhìn thấy, không sờ thấy được ấy hình thành nên từ chế độ khoa cử. Người đọc sách một khi đã bước vào quan trường rồi, sẽ lập tức ở trong trạng thái đối lập với dân gian. Người đọc sách trong chế độ đó chỉ theo đuổi một mục tiêu duy nhất là làm quan, cho nên mới nói "Thư trung tự hữu nhan như ngọc; Thư trung tự hữu hoàng kim ốc" (Trong sách sẵn có nhan sắc như ngọc; Trong sách sẫn có nhà vàng). Đọc sách có thể làm quan, làm quan rồi sẽ có người đẹp và tiền bạc. Thời xưa có câu, ngành nào cũng có trạng nguyên, thực tế thì ngoại trừ trạng nguyên trong đám người đọc sách ra, những người khác chỉ là thợ thuyền khôn đáng giá một đồng. Thời bấy giờ, có rất nhiều hạn chế đối với những người thuộc giai cấp khác, kiểu như không được mặc loại quần áo nào, không được ngồi loại xe nào. Mọi thứ trong xã hội phong kiến đều lấy lợi ích của kẻ làm quan làm tiền đề.

Xã hội phong kiến đã khống chế Trung Quốc lâu như vậy, gây ra những ảnh hưởng và áp lực lớn như vậy, song về kinh tế lại hầu như chẳng thay đồi gì, còn về chính trị thì khiến chúng ta trong một thời gian dài rơi vào văn hóa hũ tương, mà một trong những đặc tính của nó là lấy tiêu chuẩn của quan làm tiêu chuẩn, lấy lợi ích của quan làm lợi ích, khiến cho văn hóa hũ tương của chúng ta càng thêm nồng, càng thêm đậm.

Tình trạng tương đọng đáy hũ lâu như vậy khiến người Trung quốc chúng ta trở nên tự tư, nghi kỵ. Tuy tôi chỉ đến Mỹ du lịch một chuyến ngắn ngày, nhưng những điều mắt thấy khiến tôi cảm nhân được người Mỹ khá thân thiện, vui vẻ, thường xuyên tươi cười. Tôi từng gặp các cháu bé, con những người bạn Trung Quốc ở nhà họ, tuy rất vui vẻ, nhưng chúng hiếm khi cười, phải chăng cơ mặt của người Trung Quốc có cấu tạo khác? Hay là dân tộc Trung Quốc quá trầm lặng?

Bởi sự thiếu hụt chí khí dân tộc - không biết trong chúng ta có ai nghĩ rằng - bản thân chúng ta cũng cần phỉa chịu trách nhiệm về việc hình thành nên tính cách ấy? Giữa người Trung Quốc với nhau, thường có sự chống đối, bất hợp tác. Điều này khiến tôi nhớ đến chuyện một trưởng nhóm trinh sát người Nhật huấn luyện cho cấp dưới của y nhìn thấy ai cũng đều phải nghi ngờ đó là kẻ trộm cắp. Trạng thái tâm lý ấy dùng để huấn luyện cảnh sát hình sự thì tốt, nhưng trong tâm lý người TQ cũng rất phổ biến một trạng thái tương tự: đối phương phải chăng muốn kiếm được cái gì béo bở từ mình? Sự nghi kỵ giữa người này với người kia đã khiến người TQ trở thành một nắm cát rời rạc.

No comments:

Post a Comment