Mới đây, ban thời sự của Đài Truyền hình Trung ương có tiến hành phỏng vấn ông Phó giám đốc Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội về tình trạng khô cạn nước sinh hoạt tại một số phường phố Thủ đô. Ông cán bộ này tuy rằng có trả lời nhưng mà thực ra là đã chẳng trả lời gì hết. Vẫn muôn thuở bài ca chúng tôi đã lập được những thành tích đáng nể này, những thành tích quan trọng nọ, song bởi dân số tăng mau, bởi tốc độ đô thị hóa cao, nên dù đã hết sức nỗ lực chúng tôi vẫn thỉnh thoảng, đôi lúc, đôi nơi chưa đáp ứng được đòi hỏi của 100% dân cư, chúng tôi sẽ nghiên cứu để khắc phục dần v.v...
Nữ phóng viên nén sự sốt ruột đề nghị ông trả lời thẳng và gọn câu hỏi cuối cùng: Đích xác thì khi nào thì tình trạng này được khắc phục? Ông phó giám đốc vẫn chẳng nói gọn nổi, tuy nhiên sự dài dòng của ông cũng đại khái thông báo cho mọi người một giả thiết: Nếu Nhà nước rót đủ số tiền mà chúng tôi yêu cầu, nếu ý thức của người dân Hà Nôi khá lên thí có thể chúng tôi sẽ ra tay giải quyết được vấn đề...! Tóm lại, ông ta chuyển phận sự hiển nhiên của ông ta sang cho Nhà nước và nhân dân.
Cách phát biểu ấy không có gì mới lạ. Bà con dân phố đã nghe quen rồi những kiểu lý sự như thế. Không riêng gì mất nước, mất điện cũng vậy, cũng là tại Nhà nước chưa cung ứng đủ tiền cho Sở điện và tại dân trí thấp. Người thuê bao điện thoại phàn nàn về sự ách tắc liên lạc thì được ông bưu điên giải thích rằng đó là tại vì thiên hạ thích gọi cho nhau quá nhiều. Chuyện học thêm dạy thêm quá đáng ở ngành giáo dục được quy là lỗi tại học trò và phụ huynh. Hội Chùa Hương lộn xộn là tại người hành hương quá đông v.v...
Tất nhiên khi được mời nói trên tivi thì ông nào cũng có soạn ra một số lý lẽ. Chẳng hạn, đô thị hóa nhanh, dân đông, nhà cửa mọc ra nhiều nên nước máy sẽ không đủ cầu là sự tất nhiên, phải vậy không? Có lẽ quá đúng mà kỳ tình cũng ngụy biện. Hơn nữa, thân làm cán bộ có phận sự quan trọng được Nhà nước giao phó thì rất không nên tự cho phép mình phát biểu thiếu cầu thị như vậy. Ngời dân có thừa căn cứ để bác bỏ lối giải thích ấy. Và người dân hoàn toàn có quyền nói một cách đơn giản nhất rằng: ông được hưởng chức tước, lương bổng để lo việc đó mà ông không lo nổi là ông có lỗi chứ đừng đổ cho ai, ông cần phải sửa lổi. Không sửa được thì ông thôi đi cho người khác giỏi hơn, có trách nhiệm hơn ngời ta cáng đáng công việc.
Tôi hoàn toàn không có ý lấy chuyện thời chiến so với thời nay, nhưng quả tình là những năm trong quân ngũ, người ta chưa từng bao giờ nghe một ai, nhất là cán bộ chỉ huy, cao giọng chối bỏ trách nhiệm của mình, ngay dù là trách nhiệm gián tiếp. Chẳng hạn bộ đôi không có đủ đạn, gạo để phát huy thắng lợi của chiến dịch thì cán bộ phụ trách hậu cần các cấp, từ sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội đượng nhiên phải chịu kỷ luật mà không thể lý sự rằng bời đờng vận tải bị địch đánh phá quá ác liệt. Một xe ô tô quân sự do l ỗi của lái xe mà bị tai nạn hoặc gây tai nạn thì người có chức vụ cao nhất có mặt trên xe phải chịu mức thi hành kỷ luật cao nặng nhất mặc dù không hề cầm lái. Vừa là do kỷ luật cách mạng nghiêm khắc đòi hỏi ý thức tự giác ở mỗi người, vừa là do tinh thần danh dự và phẩm cách văn hóa không cho phép người ta mắc thói né tránh trách nhiệm, nhất là thói đổ lỗi.
Những năm gần đây, khi cần xí xóa khuyết điểm của mình, nhiều ông có chức có quyền thường đưa cái gọi là "dân trí thấp" ra làm mộc che. Đời sống nhân dân ờ xã do tôi làm Chủ tịch còn nghèo không bởi lỗi của tôi mà bởi dân trí trong vùng còn quá thấp. Vì sao dân trí thấp? Dân trí thấp là vì dân còn nghèo. Rốt cuộc là cái vòng lý sự lẩn quẩn.
Dân trí ngày nay có thấp không, tôi không lạm bàn, chỉ xin phép ược nhắc lại rằng khi trước chẳng ai, nhất là người có học thức, nghĩ như thế, càng không ai nói như thế. Lịch sử vẻ vang mấy ngàn năm của đất nước, đặc biệt là những kỳ công dân tộc trong thế kỷ XX, chẳng phải là do đông đảo quần chúng nhân dân lập nên sao? Trí tuệ của nhân dân như vậy liệu có thấp được không? Anh đã tài giỏi đã văn minh đến độ nào, phẩm giá cá nhân đã cao cấp tới âu mà dám chê một ai đó, chứ đừng nói chê dân trí cả một dân tộc còn thấp?
Source
Source
No comments:
Post a Comment