Monday, November 9, 2015

Mấy cảm nghĩ về nghề văn


Bảo Ninh vẫn nghĩ một trong những sự lạ lùng nhất ở nước mình không biết có còn nước nào như thế nữa không, mà nghề văn và nhà văn được đông đảo các tầng lớp nhân dân trọng thị và yêu mến nhường ấy.
Nhà thơ, nhà văn, vậy là đủ,  là bạn sẽ được hưởng niềm cảm mến, ưu ái, thái độ chí tình và thân thiện của mọi người xung quanh, cho dù mọi người chưa đọc tác phẩm thậm chí chưa từng nghe đến tên bạn. Là nhà văn cần đi khắp đất nước và giao thiệp rộng, chắc cũng nhận thấy điều đó như Bảo Ninh. Vì sao lại có chuyện như vậy ? Bản thân Bảo Ninh thú nhật luôn thấy, luôn nghĩ đến mà chưa bao giờ hiểu được duyên do niềm hạnh phúc ấy của nghề nghiệp mình.

Vì văn chương của chúng ta vang lừng thiên hạ ? Dù có thế cũng chắc chắn không phải vì thế mà giới nhà văn được hưởng một tình cảm quý mến và trọng thị đặc biệt như vậy của bao người, cả đọc giả lẫn không phải là đọc giả văn học Bảo Ninh thì ông cho rằng một phần duyên do là từ xa xưa tới giờ chí ít là tới bây giờ, văn chương của tất cả các nhà văn, nhà thơ nước Việt đều được xem như, đều được thừa nhận là tiếng lòng của nhân dân, nhân dân nói chung, nhưng nhất là của người bình dân lao động, của chinh phu, của chinh phụ, của người nghèo, của kẻ khổ đau bần hèn…, sinh nhai, ra trận, con người ta nối đời khác chỉ gắng sống và chỉ có sống mà thôi, số phận không kể ra được, nỗi lòng không thốt được thành lời; nhà văn nhà thơ nhận lấy “nhiệm vụ” ấy, phải chăng vì thế mà được yêu mến ?
Tôi nghĩ nhà văn nhà thơ được yêu mến còn bởi vì lối sống, bản tính, cách nói năng của họ. Tuy mỗi nhà văn, nhà thơ mỗi vẻ song họ vẫn có cái gì đó giống nhau. Rất dễ nhận ra nhưng không biết gọi làm sao cho đúng không ai có thể cố tình tạo dáng ra cho mình điều ấy. Cứ tự nói thế thôi. Và chính cái gì đó ấy khiến giới nhà văn mặc dù hòa mình hoàn toàn vào thiên hạ mà vẫn không hoàn toàn như thiên hạ tuy có vẻ khá gần với sự di biệt nhưng hoàn toàn không phải thế. Nhà văn không phải là cao hơn, nổi trội khỏi mọi người, mà bản tính, lối sống, thần thái của họ là cô đọng của bản sắc nhân dân thời đại mình. Do vậy thời nào văn nhân cũng vừa gần gũi thân cận, lại vừa lạ lùng, hơi tách biệt, dễ gây sự chú ý ở những người xung quanh. Đó cũng là nét đáng mến, đáng quý của nhà văn. Miễn là họ không cố ý làm ra thế. Tôi nghĩ vậy.

Nỗi khổ

Có hạnh phúc nghề văn nhưng cũng có nỗi khổ nghề văn thậm khổ nữa là khac1. Có người coi nghiệp văn là một thứ trời đày, một kiểu lao động khổ sai chung thân hoặc thế.
Thiết tưởng chẳng giới lao động trí óc nào làm việc cực nhọc kinh hoàng như nhà văn. Điều này người ta nói nhiều, nhưng thực sự nhà văn mới thấy. Một nghề thử thách tột đỉnh ý chí và nghị lực con người. Trở thành nhà văn, viết ra được ít nhất một tác phẩm con người ấy nhất định là có ý chí rất cao có thể minh chứng rõ ràng điều này qua tấm gương lao động văn học của những nhà văn gặp vấn đề sức khỏe như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đỗ Trọng Khê, Trần Văn Thước, Nguyễn Quang Lập… Tình yêu và tài năng văn học, ý chí, lòng quả cảm, sự kiên nhẫn của những nhà văn này có thể nói là vô bờ. Hậu hết những nhà văn, nhà thơ khác cũng vậy thôi. Lao động quên mình quên tháng năm, quên đêm quên ngày, quên vô cùng nhiều thứ của kiếp người. Bảo Ninh quen biết rất nhiều nhà văn, nhà thơ và ông chưa từng thấy ai là kẻ chỉ ham chơi mà lười nghĩ lười viết. Có xuất bản hay không thấy xuất bản cũng vậy thôi, họ miệt mài suy nghĩ và không ngừng viết.

Niềm vui, nỗi buồn, nỗi sung sướng, sự đau khổ… những tình cảm và xúc cảm trái ngược nhau liên miên giằng xé tâm trạng người đang viết. Lòng dạ chẳng lúc nào yên. Những kí ức xa gần, những gương mặt, những khung cảnh, những âm thanh tù bao giờ, tới giờ dồn dập hiện về khiến đầu óc không lúc nào được hoàn toàn thư giãn. Là hình dung sơ qua như vậy, chứ tâm trí và tình cảm của nhà văn khi viết không thế có bút nào tả nổi và trong khi viết nhà văn luôn bị nỗi khổ tâm vì không thể hài lòng với mình. Giằng vặc, viết rồi xóa, xóa rồi viết, còn thấy tệ hơn khi chưa xóa. Một thứ công việc có thể nói là đầy vô vọng, vô vọng nhưng vẫn viết nhích dần lên với từng con chữ cái nghề này nó như thế.
Có nhiều nỗi khổ lắm. Nỗi buồn rầu. Niềm cay cực. Không tả được. Cảm thấy cô đơn, cô độc vô cùng. Viết mãi, viết mãi vẫn không thành. Không vượt lên được. Thấy mình kém cỏi, bất tài, vô dụng.

Vì nữa là nỗi khổ không được ai hiểu. tác phẩm của mình viết ra mình tự khẳng định là tuyệt hay, là thì đáng chú ý nhưng biên tập viên không cho là thế, người đọc không thấy như thế tác phẩm như vậy được xuất bản mà im lìm nằm ăn bụi quầy hiệu sách khổ tâm vô cùng nhưng biết làm thế nào.


Tôi và chắc chẳng riêng gì tôi cảm thấy khổ sở và thất vọng vô cùng với công việc viết văn của mình. Tôi yêu nghề này và không biết làm thế nào ngoài cách im lặng mà viết được hay không được, thành hay không thành, nổi danh hay không nổi danh cũng chỉ biết đành cắn răng lại mà miệt mài gõ bàn phím. Chứ còn biết làm sao bây giờ. 


No comments:

Post a Comment